Khoan cọc nhồi là một giải pháp được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong các công trình nhà cao tầng, các cụm công trình lớn đòi hỏi phải chịu được tải trọng hàng ngàn tấn đặc biệt là những khu vực đất mềm yếu làm tăng khả năng chịu lực của nền móng hơn rất nhiều.
Khoan cọc nhồi hay còn gọi là công nghệ khoan đất tạo lỗ và đổ bê tông vào là một phương pháp ép cọc bê tông cho nền móng. Phương pháp này ưu việt hơn so với ép cọc bằng tải và bằng neo vì tạo được tải trọng rất. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về khoan cọc nhồi và ưu nhược điểm của nó qua bài viết dưới đây.
Các phương pháp khoan cọc nhồi
Phương pháp dùng dung dịch giữ thành vách hố đào
Là phương pháp dùng thiết bị và máy móc chuyên dụng để đào và lấy đất ở vị trí khoan lên trên sau đó bơm vào một loại dung dịch (thường sử dụng dung dịch Bentonite) có khả năng tạo màng để giữ thành vách lỗ. Dung dịch này là hỗn hợp của bột khoáng sét và nước có tác dụng ngăn nước ngầm chảy vào lỗ vừa khoan đồng thời đảm bảo sự ổn định, vững chắc cho thành lỗ vừa khoan, dung dịch này có thể thu hồi lại để sử dụng cho lỗ khoan tiếp theo.
Sau khi khoan lỗ, giai đoạn tiếp theo là bơm bê tông vào lỗ vừa khoan. Sau khi bê tông đã rắn và đạt được độ cứng nhất định sẽ phá bỏ đầu của cọc vì đây là phần bê tông kém chất lượng do bị lẫn với dung dịch giữ thành vách được đẩy dần lên và lẫn với đất trên bề mặt.
Phương pháp dùng ống vách (casing) giữ thành toàn bộ hố đào
Phương pháp này chỉ khác với dùng dung dịch ở chỗ tạo lỗ đến đâu thì phải họ đồng thời hệ thống ống vách (bằng bê tông hoặc bằng thép) bao xung quanh thành hố đến độ sâu đó. Sau khi khoan xong thì toàn bộ độ sâu hố được bao bởi ống vách tạo thành lớp vỏ khuôn đúc bê tông để đúc cọc nhồi. Trong hố đào cọc nhồi, khi lấy đất lên có thể có nước ngầm chiếm chỗ mà không cần dùng đến dung dịch Bentonite.
Những phương pháp khác ít được sử dụng
- Tạo lỗ cọc bằng cách đào thủ công.
- Tạo lỗ cọc bằng thiết bị và hệ khoan guồng xoắn.
- Tạo lỗ cọc bằng thiết bị khoan thùng đào.
- Tạo lỗ cọc bằng thiết bị đào gầu tròn.
- Tạo lỗ cọc bằng thiết bị đào gầu dẹt cơ cấu điều khiển bằng thủy lực hoặc bằng cáp.
- Tạo lỗ cọc bằng máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn.
- Tạo lỗ cọc bằng phương pháp xói nước bơm phản tuần hoàn.
Ưu và nhược điểm của khoan cọc nhồi
Ưu điểm
- Có tải trọng cực lớn, với đường kính và chiều sâu lớn có thể chịu được sức tải hàng ngàn tấn.
- Không gây chấn động đối với các công trình xung quanh, khắc phục được nhược điểm này của ép cọc
- Mở rộng đường kính và tăng chiều dài cọc đến độ sâu tùy ý trong điều kiện cho phép của thiết bị và địa chất nhằm tăng lực chịu tải của cọc.
- Lượng thép bố trí trong cọc thường ít hơn so với các loại cọc lắp ghép (cọc đài thấp).
Nhược điểm
- Việc kiểm tra chất lượng cọc nhồi rất phức tạp, gây ra tốn kém trong thi công.
- Ma sát thành cọc với đất giảm so với cọc đóng và cọc ép do quá trình khoan tạo lỗ.
- Việc xử lý các khuyết tật của cọc khoan nhồi rất phức tạp (trong một số trường hợp phải bỏ đi để làm cọc mới).
- Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh các hiện tượng phân tầng khi thi công bê tông dưới nước có áp, cọc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn.
- Giá thành cao hơn so với các phương án cọc đóng và cọc ép khi xây dựng các công trình thấp tầng (khi công trình dưới 12 tầng giá thành phương án cọc khoan nhồi có thể cao hơn 2 – 2,5 lần so với phương án khác, nhưng khi xây dựng nhà cao tầng hay các cầu lớn, thì phương án cọc khoan nhồi lại hợp lý hơn).
Nếu đang có nhu cầu khoan cọc nhồi hãy tìm đến Nền Móng Phú Châu, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan ép cọc bê tông chúng tôi đảm bảo mang lại an toàn tối đa cho công trình xây dựng của bạn, giá cả cạnh tranh và phù hợp.